Du lịch “lộ thiên” và “lợi ích nóng”
LCĐT - Sa Pa được ví là "Viên ngọc
của Tây Bắc", Sa Pa đẹp tự nhiên và
hấp dẫn là điều không phải bàn luận.
Nhưng với góc nhìn khách quan vào
thực tế khai thác "mỏ du lịch lộ
thiên" này còn nhiều vấn đề đáng lo
ngại.
Mùa du lịch Sa Pa hàng năm được đánh
dấu bằng Lễ hội trên mây dịp 30/4 và
1/5. Lượng khách tăng đột biến trong
những ngày này luôn là niềm khích lệ
với Lào Cai nói chung và ngành du
lịch nói riêng. Cũng cần biết rằng,
ngày lễ lớn, người lao động được
nghỉ dài, vào thời điểm bắt đầu mùa
nóng, nên không chỉ Sa Pa và nhiều
điểm du lịch khác trên cả nước cũng
đông du khách. Theo thống kê của
ngành du lịch, khách trong nước đến
với Sa Pa tăng lên hàng năm một phần
lớn là do điều kiện kinh tế - xã hội
phát triển, đời sống dân sinh nâng
lên sẽ gia tăng nhu cầu hưởng thụ từ
việc đi du lịch. Đối với du khách
nước ngoài, việc tăng lượng khách
phần lớn xuất phát từ những đổi thay
trong cải cách hành chính trong đón
tiếp du khách quốc tế và hoạt động
quảng bá hình ảnh của Việt Nam.
Sa
Pa thu hút được nhiều khách du lịch
quốc tế.
Đến nay, thế mạnh du lịch của Sa Pa
vẫn là điều kiện tự nhiên như: Thời
tiết, cảnh quan và đời sống xã hội
của cư dân bản địa. Tự nhiên là vô
tận, là một chu trình tái tạo, không
thể mất đi nhưng có thể thay đổi.
Những biến đổi khí hậu ngày càng
nhanh của trái đất là một nỗi lo lớn
và chắc chắn như Sa Pa cũng không
tránh khỏi. Thực tế trong mấy năm
gần đây, vào mùa hè Sa Pa đã có dấu
hiệu nóng hơn. Mới đây, người ta
phát hiện ra rằng lượng mây và sương
mù ở Đà Lạt giảm theo tỷ lệ thuận
với những rặng thông và tỷ lệ nghịch
với những công trình xây dựng. Với
thị trấn Sa Pa, hiện giống như một
cơ thể bê tông quá khổ đang khoác
trên mình trang phục diện tích tự
nhiên chật chội, bức bách. Sau rất
nhiều năm, rừng cảnh quan của Sa Pa
vẫn là điểm nhấn từ mấy hàng sa mộc
vài chục năm tuổi. Vượt ra khỏi
trung tâm là thấy ngay cảnh đồi núi
trọc hoặc rừng tái sinh hỗn giao lúp
xúp. Trong khi kiến trúc xây dựng
mọc lên như nấm, ở khu trung tâm thị
trấn nhà cửa chen chúc, không thể mở
rộng thì đua nhau về chiều cao.
Kinh nghiệm ở các điểm du lịch lớn
trong nước, đến một thời điểm nào đó
lượng khách du lịch sẽ bị bão hòa
hoặc giảm đi, ít ai muốn tới điểm du
lịch cũ nếu không có gì mới. Để
tránh tình trạng này, sự đầu tư xây
dựng,
cải tạo môi trường du lịch. Có
thể thấy hình ảnh của các địa chỉ
như: Khu du lịch Đầm Sen (TP Hồ Chí
Minh), Vinpearland (Nha Trang), Bà
Nà (Đà Nẵng)… vừa thu hút du khách
vừa tăng nguồn thu từ các công trình
có giá trị đầu tư hàng trăm tỷ đồng,
chứ không thuần túy là khách sạn,
nhà hàng. Bản thân quy hoạch xây
dựng tại Sa Pa từ lâu đã lộ rõ sự
mất cân đối. Hiện thị trấn bé nhỏ
này có đến 170 nhà nghỉ, khách sạn
các hạng với 4.000 phòng, trong khi
lại rất thiếu các điểm vui chơi,
giải trí. Vậy là ngoài dịch vụ đáp
ứng nhu cầu tất yếu là phòng nghỉ,
nhà hàng ăn uống, người Sa Pa chẳng
có mấy công cụ để "moi tiền" hợp lý
từ túi của du khách. Buổi tối du
khách ở Sa Pa đi đâu? Câu trả lời là
dạo phố và ăn vài ba thứ đồ nướng.
Khách đến Sa Pa mua gì? Câu trả lời
là lựa chọn hàng lưu niệm nghèo nàn
về chủng loại mà có truy nguồn gốc
thì chủ yếu là Made in China. Có
khoảng nửa triệu du khách đến Sa Pa
hàng năm, nhưng nghề thủ công tại Sa
Pa vẫn lẹt đẹt, chắp vá, thiếu sự
kiến tạo phát triển.
Cần biết rằng, những người dân bản
địa và cuộc sống của họ là
chủ thể du lịch. Sa Pa có còn
hấp dẫn du khách, nhất là khách
ngoại quốc nếu người dân tại Sa Pa
phai nhạt bản sắc văn hóa, từ trang
phục cho đến nếp sinh hoạt hàng ngày?
"Miếng bánh" lợi ích du lịch đang có
phần lớn và cục bộ ở các nhà nghỉ,
khách sạn và dịch vụ ăn uống. Du
khách đang bỏ hàng trăm nghìn đồng
đánh đổi lấy chỗ ngủ qua đêm và ẩm
thực, nhưng lại cò kè 2.000 đồng với
em bé khi mua một chiếc vòng đeo tay.
Thực tế thì các mặt hàng của đồng
bào chưa hấp dẫn du khách, trong khi
phương pháp kinh doanh của người dân
đã lạc hậu, manh mún.
Lối kinh doanh hiện đại nhưng thiếu
văn minh, sự bền vững đang phổ biến
ở Sa Pa. Kinh doanh kiểu dựa vào tự
nhiên, coi trọng "lợi ích nóng" đang
đi trái với quy luật kinh tế thị
trường. Đáng lẽ càng đông khách giá
cả các loại hình dịch vụ càng giảm
thì nơi đây người ta làm ngược lại.
Chưa lễ hội du lịch nào tại Sa Pa
mà du khách quên kêu ca vì bị "chém"
từ dịch vụ nhà nghỉ tới dịch vụ ăn
uống. Thêm một ví dụ khác: Sau nhiều
năm kinh doanh điểm tham quan Hàm
Rồng, cân nhắc lắm Công ty Du lịch
Lào Cai mới nâng giá vé từ 15.000
lên 30.00 đồng/vé và mức giá này
được duy trì sau nhiều năm. Nhưng
vừa tiếp nhận quyền kinh doanh điểm
du lịch này thì bỗng chốc Công ty Cổ
phần Cao su du lịch Hàm Rồng đã đẩy
giá vé lên 100.000 đồng, cao hơn 3
lần giá cũ giữa thời điểm cả xã hội
đang chung tay tiết kiệm, chống lạm
phát. Điều đáng nói hơn là đến nay
đơn vị này chưa có sự đầu tư đáng kể
nào nhằm nâng cao giá trị cảnh quan
cho điểm du lịch Hàm Rồng. Trả lời
báo chí, người đứng đầu đơn vị thừa
nhận lý do cơ bản việc tăng giá là
dành đầu tư sản xuất. Quy luật kinh
tế là đầu tư - khai thác - thu hồi
vốn, nhưng cách đơn vị này làm lại
bắt đầu từ khai thác - thu vốn - đầu
tư. Điều ai cũng biết cái du khách
cần là thực tế chứ không phải bỏ
tiền mua lời hứa.
Thêm một mùa du lịch nữa và bắt đầu
vào thời kỳ cao điểm.
Sa Pa vẫn cuốn hút du khách,
nhưng sẽ hấp dẫn hơn khi được khai
thác hợp lý.
Theo Báo Lào Cai |