Hội thảo “Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
Ngày 16/6/2011 tại Hà Nội,
Viện Nghiên cứu phát triển
Du lịch Việt Nam (Tổng cục
Du lịch) đã tổ chức hội thảo
“Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030”.
Hội thảo có sự hiện diện của
lãnh đạo Tổng cục Du lịch (TCDL);
các vụ chức năng của Bộ
VHTTDL, TCDL; đại diện các
Bộ, ngành; 40 cơ quan quản
lý du lịch các tỉnh thành
phía Bắc; các doanh nghiệp
du lịch và tổ chức quốc tế
tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Hội thảo,
Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn
Văn Tuấn cho biết: Ngày
24/5/1995, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành quyết định
307/TTg phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam thời kỳ 1995 –
2010. Trong thời gian đó,
ngành Du lịch Việt Nam đã có
bước phát triển vượt bậc,
tạo đà cho giai đoạn mới.
Năm 2010, ngành du lịch đã
đón vị khách quốc tế thứ 5
triệu. Riêng 5 tháng đầu năm
2011, đã đón được hơn 2,5
triệu lượt khách quốc tế. Du
lịch đã góp phần quan trọng
vào sự phát triển kinh tế,
xã hội, xóa đói giảm nghèo;
thay đổi nhận thức về du
lịch của cộng đồng, các cấp,
các ngành…
Trong giai đoạn tới, Du lịch
Việt Nam cần một chiến lược
phát triển phù hợp với tình
hình mới với quan điểm phát
triển du lịch bền vững, trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước. Những quan
điểm cụ thể được đưa ra
trong định hướng phát triển
du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030 là: Phát
triển du lịch với vai trò
ngành kinh tế mũi nhọn, góp
phần quan trọng thúc đẩy các
ngành liên quan phát triển,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và mang lại công bằng, tiến
bộ xã hội; Phát triển du
lịch bền vững theo hướng
chuyên nghiệp, hiện đại, có
trọng tâm, trọng điểm; Phát
triển đồng thời cả du lịch
nội địa và du lịch quốc tế;
Phát triển du lịch gắn với
việc bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc, bảo
đảm an ninh, quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội, giữ
gìn cảnh quan bảo vệ môi
trường; Đẩy mạnh xã hội hóa,
huy động mọi nguồn lực cả
trong và ngoài nước đầu tư
phát triển du lịch, phát huy
tối đa tiềm năng, thế mạnh
về du lịch của các vùng,
miền trong cả nước.
Với những quan điểm trên,
mục tiêu tổng quát đến năm
2020, du lịch cơ bản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn,
có tính chuyên nghiệp, hệ
thống cơ sở vật chất kỹ
thuật đồng bộ, hiện đại; sản
phẩm du lịch chất lượng cao,
đa dạng có thương hiệu, có
sức cạnh tranh; mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc, thân
thiện với môi trường; đưa
Việt Nam trở thành điểm đến
hấp dẫn, có đẳng cấp trong
khu vực.
Tại hội thảo, các đại biểu
trong nước và quốc tế đã
thảo luận một số vấn đề liên
quan đến định hướng phát
triển và các giải pháp để
phát triển đến du lịch năm
2020, tầm nhìn 2030. Về định
hướng phát triển, tập trung
4 vấn đề chính như thị
trường du lịch, sản phẩm du
lịch; tổ chức không gian
phát triển du lịch; đầu tư
phát triển du lịch ; tổ chức
hoạt động kinh doanh du lịch.
Về giải pháp phát triển, các
đại biểu cũng đã thảo luận
các vấn đề liên quan đến
nhóm giải pháp về: cơ chế,
chính sách; vốn đầu tư; giải
pháp về nguồn nhân lực, xúc
tiến quảng bá, tổ chức quản
lý quy hoạch, ứng dụng khoa
học công nghệ, hợp tác quốc
tế; bảo vệ tài nguyên môi
trường du lịch, ứng phó với
biến đổi khí hậu…
Với các mục tiêu và định
hướng của Chiến lược “Quy
hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030”, hy vọng
trong thời gian tới, Du lịch
Việt Nam sẽ có những bước
tiến dài, trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất
nước. |