Làng mây tre đan Ngọc Động –
Hà Nam
Xã Hoàng Đông (Duy Tiên) có
diện tích tự nhiên gần 7km2,
dân số 6.894 người. Xã có 6
thôn, nơi đây có nghề mây
tre đan truyền thống. Trong
khi nhiều làng nghề truyền
thống gặp không ít khó khăn
thì nghề mây tre đan ở đây
lại đang trên đà phát triển.
Ngày mới ra đời, ở đây chủ
yếu sản xuất ghế mây. Sản
phẩm này ngay lập tức được
nhiều người chấp nhận bởi
mẫu mã đẹp lại phù hợp với
khí hậu nhiệt đới. Càng ngày
tiếng tăm của làng nghề càng
vang xa, người về đặt mua
sản phẩm, người bán nguyên
liệu ngày một tấp nập.
Cũng như nhiều làng nghề
khác, nghề mây tre đan ở
Ngọc Động đã gặp không ít
khó khăn khi chuyển đổi cơ
chế. Song lớp thợ Ngọc Động
đã trăn trở tìm cách nâng
cao chất lượng, cải tiến mẫu
mã tìm kiếm thị trường ở Tây
Âu và các nước Đông Nam Á.
Nhờ vậy làng nghề đã trụ
vững và đi lên.
Nguyên liệu cung cấp cho
làng nghề là 2 thứ cây có
nhiều ở nước ta: cây giang
và cây mây. Các sản phẩm như
bát, đĩa, khay, lọ hoa, lọ
độc bình, lãng hoa hiện nay
rất đa dạng về chủng loại và
mẫu mã. Có những lọ độc bình
cao đến 1,8m, giá xuất xưởng
xấp xỉ 500.000đ.
Hiện nay ở Ngọc Động, mô
hình sản xuất theo hộ gia
đình là chính, tuy nhiên
việc tiêu thụ sản phẩm lại
phải thông qua một số người.
Điều này thường gặp nhiều ở
làng nghề. Những người này
có vốn, nắm bắt được thông
tin nên họ đứng ra đặt hàng
rồi thu gom hàng để bán.
Nghề mây tre đan ở đây có ưu
điểm là: vốn ít (chỉ cần từ
300.000 - 500.000đ là tạm đủ
cho một hộ 4 người sản
xuất), tận dụng được lao
động phụ đặc biệt là trẻ em
và người già, thu nhập cao
(thợ kỹ thuật bậc cao khoảng
25.000 - 30.000đ/ngày, lao
động phổ thông cũng đạt
10.000 - 15.000đ/ngày).
Nghề truyền thống đã mang
lại cho Ngọc Động những lợi
ích kinh tế rõ rệt không thể
phủ nhận được. Ngoài ra,
những lợi ích khác về xã hội
mà làng nghề đem lại cũng
không thể tính đếm hết, như
đẩy lùi các tệ nạn xã hội,
trẻ em ngoài việc học hành
còn tham gia giúp gia đình
làm thêm việc đan lát. Những
nghệ nhân cao tuổi thì sáng
tạo mẫu mã, kiểu dáng; người
già, trẻ em thì làm nan;
những ông chủ thì mua gom
sản phẩm, tìm kiếm những hợp
đồng có giá trị kinh tế;
những người trực tiếp làm ra
sản phẩm thì phơi, sấy;
những người thợ khai thác
lại chuẩn bị cho những
chuyến đi…
Làng nghề ở Ngọc Động đã tồn
tại qua bao thăng trầm. Lớp
thợ hôm nay dám nghĩ dám làm
để những sản phẩm của mình
tiếp tục nối tiếp truyền
thống của những người đi
trước. Sản phẩm mây tre đan
Ngọc Động được khẳng định
chẳng những trên thị trường
trong nước mà còn cả ở nước
ngoài. Đó là một niềm vui
không những của riêng người
dân Ngọc Động mà còn là niềm
tự hào của ngành TTCN tỉnh
Hà Nam.
|