thiết bị công nghiệp ampe kìm máy đo điện trở đất máy đo tốc độ vòng quay đồng hồ đo điện máy đo độ rung máy đo quang phổ cần xiết lực đồng hồ so thước cặp máy đo biên dạng máy đo độ cứng thước dây đồng hồ đo nhiệt độ máy đo cường độ ánh sáng máy đo độ ồn máy đo khí máy đo tốc độ gió máy đo độ đục kính hiển vi lò nung nồi hấp tiệt trùng tủ chống ẩm đầu dò nhiệt độ
Điện thoại: 0214 3872606
Fax: 0214 3872136
Hotline: 0984 353 577
Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì
  • Lễ hội

Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì

Lễ hội trùm chăn của người Hà Nhì
Lễ hội trùm chăn là một lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đó là lễ hội cúng thần gió, thần đất, còn gọi là K'Hô Igià Igià. Lễ hội tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm trong 3 ngày, ngày Thìn là ngày khai hội.
Lễ hội này được người Hà Nhì đen tổ chức ở 2 địa điểm:

Địa điểm thứ nhất: lễ hội được tổ chức ở nhà và gia chủ sẽ phải chuẩn bị đồ cúng, bao gồm: 5 cái bánh dày, 1 bát thịt trâu luộc, 1 bát nước gừng pha nước và 4 cái bát con úp xuống đất trước bàn thờ (theo phong tục ở đây, các món đồ cúng sẽ do gia chủ - người vợ chế biến; nếu người vợ đi vắng phải do con gái cả làm và dù con gái cả đã đi lấy chồng rồi cũng vẫn phải về giúp đỡ gia đình lúc này); sau khi đồ cúng được chuẩn bị xong, gia chủ sẽ cúng đầu tiên, tiếp đó là tới các con - lần lượt từ con trai út cho đến con trai cả vào lễ.

Kết thúc lễ tạ, chủ nhà lấy bát nước gừng chia cho mỗi người trong gia đình uống một ngụm, ăn một ít thịt trâu luộc để hưởng lộc; bánh dày và gừng rượu được dành cho ông Táo, đặt ở bếp. 

Địa điểm thứ 2: lễ hội được tổ chức ở rừng cấm - nằm tại trung tâm bản mà ngày thường không ai được vào. Trong khu rừng này có nhiều cây gỗ quí lâu năm được mọi người cùng gìn giữ, có một ngôi nhà nhỏ bằng gỗ quý, mái lợp gianh, rộng hơn chục m² do dân bản dựng để cho người già và con trẻ ngồi khi tham dự lễ hội.

Lễ cúng tiến hành vào ban đêm (vì làm như thế, các thần gió, thần đất sẽ được nghỉ ngơi yên tĩnh). Thầy cúng không nhất thiết phải là người chuyên nghiệp, chỉ cần là người 50 tuổi trở lên và không gặp điều rủi nào trong năm là được. Sau khi cúng, mọi người đều được mời ăn các lễ vật cúng và phải ăn cho hết, không được mang về.

Ngày hôm sau không khí lễ hội tưng bừng hơn: trai, gái trong bản rủ nhau vào rừng, mỗi người lấy sáu cành củi nhỏ về nộp cho lễ hội. Đến ngày thứ ba, tất cả dân bản tập trung lại để già làng - người cao tuổi nhất, cắt da trâu chia cho từng gia đình. Nếu số da trâu chia đủ cho mỗi gia đình hai chiếc thì năm đó làm ăn sẽ không thuận, còn số da trâu đã chia hết mà còn lẻ một, tức là năm đó dân bản được mùa.

Tại điểm trung tâm của lễ hội, già làng đánh đàn hoóttờơ, bà già nhảy múa còn thanh niên nam nữ hát đối nhau. Cùng với những điệu múa, trong ngày hội còn có một số trò chơi: trò đu dây, đu quay và hát giao duyên... đây là dịp để trai gái trong bản gặp gỡ và tìm hiểu nhau.

Bên cạnh các nghi thức tín ngưỡng và các trò chơi dân gian phổ biến, lễ hội còn có một phong tục lạ mắt và hết sức độc đáo, đó là tục trùm chăn. Trước khi đi hội “Khô già già”, bao giờ các chàng trai chưa vợ cũng đem theo một cái chăn chiên mới. Gần tới nơi, họ giấu cái chăn ở một hốc đá, bụi cây hoặc có khi ở... trong áo.

Tại lễ hội, chàng trai tham gia một cách hào hứng, chủ động, đặc biệt với các trò chơi đòi hỏi phải thể hiện hết năng lực và bản lĩnh đàn ông. Mục đích của họ nhằm thu hút sự chú ý của “phái đẹp”. Qua ánh mắt các cô gái, sự nhạy cảm của tuổi đang yêu sẽ “mách” cho các chàng trai biết cô gái nào có cảm tình với mình và cảm tình ở mức nào. Vào thời điểm thích hợp, chàng trai lặng lẽ tách khỏi cuộc chơi chung, tìm cách tiếp cận người đẹp. Những lời hỏi han, mời mọc, bông đùa và dĩ nhiên cả lời ướm thử, được các chàng trai thực hiện với mục đích thăm dò, xem phản ứng của “đối tác” ra sao. Khi “cá đã cắn câu”, chàng trai tiến thêm một bước táo bạo hơn, nắm lấy tay cô gái và... lôi đi. Dĩ nhiên cô gái sẽ chống cự, nhưng là sự chống cự cho “phải phép”; tay có vẻ nhùng nhằng nhưng miệng thì cười quyến rũ và chân lại... bước theo người ta. Chàng trai lập tức lấy cái chăn mà mình đã giấu sẵn, trùm lên đầu cô gái, rồi dẫn cô gái ra bìa rừng, bờ suối hoặc chỗ nào đó, hai người ngồi bên nhau tâm sự.

Qua tâm sự, nếu cảm thấy không thể tiếp tục tình yêu được, thì họ sẽ chia tay và không bao giờ lặp lại chuyện trùm chăn nữa. Trường hợp cả hai bên đều hài lòng về nhau, thì đợi lúc gần sáng chàng trai sẽ vác cô gái về “giấu” ở nhà mình. Sau đó ít ngày, nhà trai cử người sang nhà gái mối mai, xin với nhà gái cho đôi trẻ được tự do tìm hiểu trên quan điểm đi đến hôn nhân. Trùm chăn, thực ra là bước đầu tiên của tục “cướp vợ”, tương tự như tục “cướp vợ” của dân tộc Mông. Song chính động tác trùm chăn đã tạo nên sự khác biệt, độc đáo, phản ánh một nét văn hoá hôn nhân của người Hà Nhì, so với các dân tộc anh em nói chung và dân tộc Mông nói riêng.

Hiện nay ở nhiều vùng người Hà Nhì, tục trùm chăn vẫn còn duy trì trong cuộc sống đời thường, đặc biệt tại các lễ hội hoặc liên hoan văn hoá các dân tộc ít người. Đó là một nét văn hoá truyền thống mang bản sắc Hà Nhì, rất chung mà lại rất riêng...
Các tin liên quan
Tin khuyến mại
Nhà hàng Khám Phá Việt Sa Pa khuyến mại mùa hè 2016
 Để đón chào một mùa hè mát lạnh tại Sa pa chúng tôi luôn mọng đợi được phục vụ quý khách, mong quý khách có ...
Xem chi tiết
Tour Fansipan khuyến mại 23% (tour ghép đoàn)
Du lịch Khám Phá Việt gửi tới quý khách chương trình tour chinh phục Fansipan ghép khuyến mại , thời gian khuyến mại từ 01/7/2014 đến ngày ...
Xem chi tiết
Tour du lịch Sa pa khuyến mại chào mừng 110 năm thành lập Sa pa
Sa Pa - một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp ...
Xem chi tiết
Hỏi nhanh
Nội dung*
Tên*
Email*
Thời tiết Sapa
°C
 
Nha hang SapaDu lịch SapaVe tau sapa