Những ngôi chùa nổi tiếng ở
miền Bắc
Đang được xây dựng và đến
năm 2010 mới hoàn thiện,
nhưng chùa Bái Đính (Ninh
Bình) đã nổi tiếng cả nước
bởi lớn nhất, chuông to nhất,
nhiều tượng La Hán nhất và
khuôn viên rộng nhất.
Nhìn từ xa, chùa Bái Đính
nổi bật trên nền trời xanh
giữa những ngọn núi hùng vĩ.
Ngay trên đường lên chùa, du
khách đã gặp hai tháp chuông.
Tháp lớn có 3 tầng, 24 mái,
đặt quả chuông đồng nặng 36
tấn. Nét độc đáo là trên
thân chuông có khắc bài kinh
Đại Bi Bát Nhã bằng chữ Hán
cùng nhiều hoa văn theo chủ
đề Thiền học và Phật học.
Đặc biệt, 500 tượng La Hán
bằng đá trắng nguyên khối -
mỗi vị một vẻ mặt khác nhau
được những người thợ chạm
khắc rất tinh xảo, sống động.
Những khối gỗ quý, bức hoành
phi, câu đối khổng lồ được
sơn son thếp vàng cũng đang
trong quá trình hoàn thiện,
góp phần cho ngôi chùa càng
thêm hoành tráng, rực rỡ.
Khuôn viên cả khu chùa Bái
Đính có diện tích 107 ha,
tại ngôi chùa này có tượng
Phật Tổ Như Lai bằng đồng
lớn nhất Đông Nam Á nặng 100
tấn và ba pho tượng Tam Thế,
mỗi pho nặng 50 tấn...
Chùa Bút Tháp tọa lạc ở phía
tây thôn Bút Tháp, xã Đình
Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh, được xây dựng từ
thời hậu Lê (thế kỷ 17).
Theo lịch sử, chùa được bà
Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua
Lê Thánh Tông) cùng hai nhà
sư người Việt gốc Hoa thiết
kế.
Chùa Bút Tháp có nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc cổ
độc đáo tài tình, có nhiều
tượng Phật và cổ vật quý.
Pho tượng Quan Âm trong chùa
cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn
tay lớn và 958 tay nhỏ. Mỗi
bàn tay có một mắt, độc đáo
là nhịp điệu mỗi cánh tay
không giống nhau. Tượng được
đặt trên toà sen Rồng đội,
đằng sau là vầng hào quang
toả sáng, bên dưới là các
hình trang trí sóng nước
sống động như một thuỷ cung.
Toà "Cửu phẩm Liên Hoa" bằng
gỗ, gồm 9 tầng có khắc tượng
phật xung quanh.Đặc biệt là
nó có thể quay được và không
hề phát ra tiếng kêu dù được
làm từ mấy thế kỷ.
Yên Tử, nơi cội nguồn của
Phật giáo Việt Nam tọa lạc ở
Quảng Ninh. Núi Yên Tử sừng
sững như con voi nằm phủ
phục, tạo nên một non thiêng
Yên Tử vừa uy nghiêm vừa
hùng vĩ. Khu di tích lịch sử
và danh thắng Yên Tử trải
dài ngót 20km, dọc lộ trình
của vua Trần Nhân Tông về
Yên Sơn tu hành rồi hiển
Phật - chùa Bí Thượng đến
chùa Đồng trên đỉnh Yên Sơn
cao nhất vùng đông bắc
1.068m.
Đền Cửa Ông cũng là một
trong những di tích nhà Trần
nổi tiếng ở vùng Đông Bắc.
Đền có 3 khu: đền Hạ, đền
Trung và đền Thượng tạo
thành quần thể kiến trúc
hình chân vạc trông ra vịnh
Bái Tử Long hùng vĩ.
Chùa Hương (huyện Mỹ Đức,
Hà Nội) là một quần thể văn
hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm
hàng chục ngôi chùa thờ
Phật, đền thờ thần, các ngôi
đình, thờ tín ngưỡng nông
nghiệp. Mùa lễ hội ở đây
kéo dài từ sau tết Nguyên
đán đến tháng ba âm
lịch. Du khách sẽ được
ngắm nhìn cảnh núi cao
rừng thẳm, suối dài
được kết hợp hài hoà
giữa một vùng đồng bằng
ruộng lúa xanh tươi. Động
Hương Tích - nơi chúa
Trịnh Sâm đến vãn cảnh
động đã tự tay đề lên
cửa động "Nam thiên đệ
nhất động".
Giá trị nhất về mặt nghệ
thuật điêu khắc là pho tượng
Phật Quan Âm bằng đá xanh
tạc vào thời Tây Sơn. Pho
tượng bằng đá, có dáng người
thon thon, mặt trái xoan,
nét thanh tú, đầu đội mũ Bồ
Tát. Trong động Hương Tích
còn có quả chuông đồng cao
1,24 m.
Đền Trần ở phía đông chùa
Phổ Minh, thuộc xã Lộc
Vượng, Nam Định. Đền được
xây trên phần đất của cung
điện Trùng Quang nhà Trần.
Trong quần thể Đền Trần có
đền Thiên Trường được xây
dựng từ thời hậu Lê, thờ 14
vị vua Trần.
Ngày lễ quan trọng nhất tại
lễ hội đền Trần là lễ khai
ấn. Hoạt động này khởi nguồn
từ tập tục là sau những ngày
nghỉ Tết, từ rằm tháng Giêng
thì triều đình trở lại làm
việc bình thường. Lễ khai ấn
thường được tổ chức vào đêm
ngày 14 rạng ngày 15 tháng
giêng hàng năm.
|