Khi tạo hình tiểu cảnh rừng phải đặc
biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa
các thân cây và việc khắc họa đường
viền tán cây trong quần thể, phải
vận dụng quy luật thay đổi, thống
nhất để xử lý tốt hàng loạt các mối
quan hệ tương phản: giữa hư và thực;
giữa thưa và rậm; giữa tập trung và
rời rạc; giữa khách và chủ, giữa to
và nhỏ; giữa tranh giành và nhường
nhịn… Dưới đây là một vài kinh
nghiệm về các tạo tác tiểu cảnh rừng
tham khảo từ các nghệ nhân có chuyên
môn
Tạo tác tiểu cảnh rừng tức là trồng
nhiều cây trong một bồn chậu cảnh.
Nhiều người cho rằng đối với tiểu
cảnh rừng nên trồng nhóm cây có số
lẻ từ 3 – 5 – 7 – 9 là tốt, đẹp nhất.
Nhưng trên thực tế, nhóm cây số chẵn
cũng tốt đẹp không kém miễn là biết
sắp xếp hài hoà và mỗi cây trong
quần thể phải thể hiện được vẻ đẹp
riêng, đặc biệt phải thể hiện 1 hoặc
2 cây chính nổi bật trong quần thể
để phân biệt chính yếu và thứ yếu,
đồng thời vận dụng thủ pháp phát huy
điểm mạnh, che tránh điểm yếu, trên
nguyên tắc thống nhất trong hài hoà
để biểu hiện vẻ đẹp quần thể, cũng
như vẻ đẹp cá tính của từng cây.
Tiểu cảnh
rừng với 3 cây
Về mặt hình thái, xuất phát từ việc
trồng hai cây trong 1 bồn cảnh cũng
phải phân biệt cao thấp, to nhỏ,
cong thẳng khác nhau thì tác phẩm
mới trở thành một quần thể thống
nhất, hài hòa, sinh động. Khi trồng
2 cây thành 1 cụm thì nên 1 cúi, 1
ngẩng, 1 cong 1 thẳng, 1 hướng trái,
1 sang phải, 1 có rễ cao, 1 rễ thấp,
1 đầu bằng, 1 đầu nhọn…
Đồng thời việc phân nhánh giữa 2 cây
không nên giống nhau, cho dù 5 cây
hay 9 – 10 cây cũng vậy. Hai cây
thành 1 cụm thì 2 mặt đều nên hướng
ra ngoài, nhưng không quay lưng lại
với nhau.
Khi tạo hình tiểu cảnh với 3 cây thì
cây chủ phải cao và to nhất, có khí
thế làm chủ. Cây thứ 2 là cây phụ
cần thấp và mảnh hơn cây chủ. Cây
thứ 3 là cây làm nền cần nhỏ và mảnh
hơn. Với cây chủ thẳng thì cây khách
nên cong; cây chủ cong thì cây khách
nên thẳng. Tiểu cảnh 3 cây thì 2 cây
trồng gần nhau còn một cây làm nền
nên trồng ở xa để thể hiện sự khác
biệt. Mặc khác, 3 cây không được đan
vào nhau, cũng không được tách rời
nhau. Ba cây không nên trồng trên 1
đường thẳng mà nên trồng thành hình
tam giác, lý tưởng nhất là cây to
nhất và cây nhỏ nhất xếp gần nhau
thành 1 tổ, còn cây trung bình trồng
xa hơn chút thành 1 tổ khác. Nhưng 2
tổ này phải phối hợp với nhau thì
cảnh mới sinh động. Nếu trồng 3 cây
mà để cây chính thành 1 tổ, cây phụ
và cây làm nền thành 1 tổ thì cấu
tạo cảnh không tránh khỏi sự mất cân
đối.
Tạo tiểu cảnh rừng chính là dựa trên
cơ sở trồng cụm 3 cây thành hình tam
giác rồi mở rộng ra thành tổ hợp
nhiều hình tam giác khi trồng nhiều
cây.
Nếu tạo hình tiểu cảnh với 4 cây,
khi trồng có thể chia làm hai tổ, tổ
3 cây và tổ 1 cây nhưng phải có sự
biến đổi giữa thưa và dày. Bốn cây
cũng có thể tổ hợp thành 1 tam giác
thường hoặc thành tứ giác, nhưng
tránh trồng thành tứ giác vuông và
trên 1 đường thẳng.
Tiểu cảnh rừng với 4 cây
Nếu tạo hình tiểu cảnh 5 cây lý
tưởng nhất là trồng thành 2 tổ. Tổ 3
cây và tổ 2 cây. Nếu vậy cây chủ
phải nằm trong tổ 3 cây. Hai tổ này
cần biểu hiện trạng thái riêng nhưng
lại phối hợp với nhau tạo thành một
chỉnh thể thống nhất hài hòa.
Nếu tạo hình tiểu cảnh rừng có số
lượng cây nhiều, khi trồng cũng khá
khó khăn, nhưng biết phân tích sắp
xếp tỉ mỉ thì cũng không khó. Nếu
coi 1 cây là một phần của nhóm 2 cây
thì 3 cây là do 2 cây thêm 1 cây mà
tổ hợp thành; bốn cây là do 3 cây
thêm 1 cây; 5 cây là do 4 cây thêm 1
cây hoặc 3 cây thêm 2 cây mà tổ hợp
thành. Khi đã thuần thục phương pháp
trồng 5 cây trong 1 bồn thì việc
trồng 6 – 7 – 8… cây cũng trở nên dễ
dàng.
Việc tạo hình tiểu cảnh tốt nhất là
dùng những giống cây cùng loài, nếu
trồng lẫn với các giống cây khác
loài (như tùng, trúc mai…) thì rất
khó đạt được hiệu quả nghệ thuật cao
vì:
Giữa các giống cây có sự khác biệt
về hình thái rất lớn dẫn đến sự đối
sánh mạnh mẽ nên khó đạt được hiệu
quả hài hoà, thống nhất.
Yêu cầu về môi trường sinh thái của
mỗi giống cây không giống nhau, nếu
đem trồng chung thì việc chăm sóc
khó đạt được sự thành công. |